Hướng dẫn cách thay dây curoa máy sấy Electrolux đơn giản, chính xác
Máy sấy Electrolux là một thiết bị hữu dụng đối với mọi gia đình, giúp quần áo nhanh khô hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thiết bị sấy quần áo, bạn có thể gặp phải tình trạng dây curoa bị đứt. Cùng Kỹ Sư Điện Máy tìm hiểu nguyên nhân và cách thay dây curoa máy sấy Electrolux ở bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết máy sấy Electrolux bị hỏng dây curoa
Dây curoa là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi một chiếc máy sấy quần áo. Những chiếc máy giặt Inverter thì đã loại bỏ được bộ phận này, tuy nhiên máy sấy quần áo vẫn chưa loại bỏ. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho biết dây curoa có thể bị đứt:
- Lồng sấy của máy không quay dù bạn đã bấm nút khởi động
- Máy sấy tỏa ra mùi cháy khét.
Nguyên nhân khiến cho máy sấy Electrolux bị đứt dây curoa
Dây curoa - một bộ phận quan trọng của máy sấy hãng Electrolux. Đây chính là bộ phận dẫn truyền động lực từ động cơ của máy để làm cho lồng sấy quay.
Dây được thiết kế có độ bền cao theo tiêu chuẩn của Châu Âu. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài sử dụng, cộng thêm việc sử dụng quá tải, hoặc do bánh bị tỳ và lồng giặt kẹt dẫn đến đứt dây curoa.
Dây curoa của máy sấy Electrolux
Ngoài ra, tình trạng dây curoa đứt còn có thể do một vài nguyên nhân sau:
- Đầu rãnh puly động cơ bị han gỉ làm xước hoặc rách dây.
- Lồng sấy máy giặt kẹt.
- Không vệ sinh định kỳ cho thiết bị máy sấy.
- Máy sấy đã được dùng trong thời gian quá lâu dẫn tới các linh kiện xuống cấp.
Hướng dẫn cách thay dây curoa máy sấy Electrolux
Khi phát hiện máy sấy Electrolux đang dùng có các dấu hiệu như chúng tôi đã nêu trênm bạn nên kiểm tra dây curoa và thay dây curoa cho máy sấy Electrolux, giúp máy sấy hoạt động được tốt hơn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rút phích cắm của máy sấy ra khỏi ổ điện
Để đảm bảo an toàn điện trước tiên bạn hãy rút nguồn điện máy sấy ra rồi mới tiến hành các thao tác sau.
Bước 2: Trượt máy sấy ra
Giữ máy sấy ở 2 bên và nhẹ nhàng trượt nó ra khỏi tường. Tiếp tục làm việc cho tới khi bạn có nhiều chỗ để bạn di chuyển xung quanh máy sấy.
Bước 3: Tháo dỡ các bộ phận liên quan
Tháo bộ lọc xơ vải, các vít bên trong khe bộ lọc, đặt chúng sang bên cạnh. Bạn sẽ tháo máy sấy của mình, tuy vậy thường có các vít bên trong khe bộ lọc nhằm khóa cố định bảng điều khiển trên cùng. Dùng tua vít để tháo 2 vít ở bên trong bộ lọc xơ vải. Đặt chúng ở một nơi khác.
Thay dây curoa máy sấy Electrolux
Bước 4: Bật bảng điều khiển trên cùng ra.
Khi bạn đã mở khóa cho bảng điều khiển trên cùng của máy sấy, rồi nhấc nó ra khỏi máy sấy. Bạn có thể cần kéo bảng điều khiển ra một chút trước khi bạn có thể trượt nó lên.
Nếu không thể tháo rời hoàn toàn bảng điều khiển thì hãy dựng bảng điều khiển lên, buộc nó vào xà nhà hoặc là vật cố định bằng dây.
Sau khi bảng điều khiển trên cùng đã được dựng lên, bạn có thể nhìn thấy dây đai nếu nó vẫn được gắn vào. Đó là một dải màu đen chạy quanh giữa trống.
Nếu như bạn không nhìn thấy dây đai, có thể nó đã bị đứt và đang nằm ở dưới cùng.
Bước 5: Xác định vị trí của dây curoa, rồi tiến hành tháo dây
Với lồng sấy hoàn toàn biểu hiện ra, bạn sẽ nhìn thấy dây curoa trên một rãnh ở giữa. Nếu như không có, hãy nhìn bên dưới trống để tìm ra dây đai bị hỏng.
Bước 6: Lắp dây curoa mới
Lưu ý: Chọn mua dây curoa đúng với model của máy sấy, quét bộ phận của dây curoa để tìm ra số sê-ri, sau đó đặt mua một chiếc dây curoa giống hệt kiểu dáng. Thêm nhãn hiệu máy sấy Electrolux vào số seri để tìm dây đai chính xác mà bạn cần.
Quấn dây curoa quanh rãnh trong phần quay của động cơ. Xác định vị trí ròng rọc quay ở đầu trước của động cơ và quấn dây đai quanh rãnh ở giữa.
Lắp dây curoa mới cho máy sấy
Bước 7: Lắp lại các bộ phận, kiểm tra lại máy sấy Electrolux
Đặt các linh kiện trở lại giống như cách bạn đã tháo chúng ra, sau đó vít lại các bộ phận sao cho chắc chắn và khớp với nhau
Sau khi bảng được lắp xong, hãy kết nối lại mọi thứ, tiến hành vận hành thử máy sấy.
Lưu ý: Nếu như không thể tự thay dây curoa thì hãy liên hệ với các trung tâm bảo hành để được chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ.
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng máy sấy quần áo Electrolux?
Không dùng máy sấy quá tải
Việc dùng máy sấy liên tục trong một thời gian dài hoặc khối lượng sấy quá nhiều sẽ khiến cho máy gặp tình trạng quá tải. Việc hoạt động quá công suất cũng có thể dẫn đến hư hỏng bộ phận bên trong máy sấy
Người dùng nên sấy đúng với trọng lượng mà nhà sản xuất đã đưa ra. Nếu bạn có quá nhiều quần áo, thì hãy chia ra nhiều mẻ, sấy nhiều lần để máy hoạt động hiệu quả.
Không dùng máy sấy quá tải tránh đứt dây curoa
Cần vệ sinh và bảo dưỡng máy sấy định kỳ
Cần bảo dưỡng và vệ sinh máy sấy quần áo Electrolux định kỳ sau một khoảng thời gian sử dụng. Việc này giúp tăng hiệu quả sấy cao nhất và giúp ngăn ngừa việc hỏa hoạn do xơ vải, cặn tích tụ trong máy, gây giảm sút hiệu quả sấy.
Như vậy, Kỹ Sư Điện Máy đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân khiến cho máy sấy Electrolux bị đứt dây curoa và cách thay dây curoa máy sấy Electrolux. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.