098 978 31 55
098 978 31 55 094 476 81 55
https://kysudienmay.com/Hệ thống:

Hệ thống:

1 Cửa hàng
  • LK 556 DV12 kdv Đào Đất Hàng Bè, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội

[Giải đáp] Ô nhiễm nước gây ra hậu quả gì đối với thế giới?

Ô nhiễm nguồn nước đang dần trở nên đáng báo động trên toàn thế giới. Nó không chỉ là vấn đề đáng quan tâm tại các nước phát triển mà ngay cả ở những quốc gia nghèo khó. Vậy, hãy cùng Kỹ Sư Điện Máy tìm hiểu xem ô nhiễm nước gây ra hậu quả gì trong bài viết dưới đây nhé! 

Nước chiếm tới 75% diện tích bề mặt trái đất. Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều người đang phải sử dụng những nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng. Nguyên nhân của việc ô nhiễm nguồn nước là do đâu? Ô nhiễm nước gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kỹ Sư Điện Máy!

1.Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước là gì? 

Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm những chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý,…

Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc này xâm nhập vào các vùng nước, thường sẽ bị hòa tan, đọng lại hay thậm chí là bay lơ lửng trong không trung, có thể làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và để lại hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người cũng như các sinh vật trên Trái Đất.

20230913_YGn8BO3O.jpeg

Ô nhiễm nguồn nước 

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 

Nguyên nhân tự nhiên

Ô nhiễm nguồn nước bởi các yếu tố tự nhiên có thể đến từ việc mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành các chất hữu cơ. Một phần trong số các chất hữu cơ này sẽ ngấm vào lòng đất và mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…

Nguyên nhân tự nhiên

Nguyên nhân tự nhiên

Ngoài ra, hiện tượng băng tan hay mực nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng làm cho nguồn cung cấp nước bị nhiễm mặn. Điều nay gây ra tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. 

Xem ngay: [Tư vấn] Cách chọn máy lọc nước phù hợp nhất cho gia đình bạn

  Cách thay lõi lọc nước nhanh, an toàn, tiết kiệm

Nguyên nhân nhân tạo 

Ô nhiễm nước do hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp

Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hóa đang tăng nhanh, gây áp lực lên nguồn tài nguyên nước của nước ta. Theo đó, mỗi khi hoạt động, các nhà máy sẽ có chất thải công nghiệp. Nếu không được xử lý kỹ hoặc xả trực tiếp ra môi trường sẽ khiến các nguồn nước sông, hồ, ao bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải hoặc sinh hoạt bằng nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Ô nhiễm nước do hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp

Ô nhiễm nước do hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp

Ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt

Tình trạng ô nhiễm nước xảy ra tại các khu đô thị, khi mà nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra các nguồn như sông, hồ, kênh, mương... Bên cạnh đó, còn có rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải và phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải. Trong nguồn nước thải này còn chứa các chất gây ô nhiễm như: Na+, K+, PO43, CL-….. gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho con người nếu sử dụng. 

20230913_HJuMJ3cd.jpeg

Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Đối với Việt Nam, ngành nông nghiệp được coi là ngành chủ yếu. Khi canh tác nông nghiệp nói riêng và các mô hình phát triển nông nghiệp nói chung đều cần tới sự tham gia của nước: nguồn nước cung cấp cho việc tưới tiêu, cho chăn nuôi và xây dựng...

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có cách xử lý nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng đắn. Nguồn nước thải ô nhiễm này sẽ bị đổ ra sông suối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường nước. 

20230913_PuLKpbSu.jpeg

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Mặt khác, các chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích và phân bón hóa học… cũng trở thành những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nước ngầm và cả hệ thống nước trên ao, hồ, sông, suối…

Xem ngay: Những lỗi máy lọc nước Kangaroo và cách khắc phục mới nhất

  Máy lọc nước bị e khí : Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

2. Ô nhiễm nước gây ra hậu quả gì?

Đối với con người

Cơ thể chúng ta chứa 70% là nước. Con người cần nước để duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm nước sẽ gây những hậu quả nặng nề chúng ta không thể ngờ tới.

Nguồn nước chưa qua xử lý sẽ có các chất độc như Asen, Flo và phèn. Nếu các chất này thâm nhập vào cơ thể ít thì không sao. Tuy nhiên, nếu chúng được tích tụ dần trong cơ thể trong thời gian dài, ô nhiễm nguồn nước gây bệnh gì? Đó chính là những căn bệnh liên quan đến thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư.

Hậu quả ô nhiễm nước đối với con người

Hậu quả ô nhiễm nước đối với con người 

Tác động tới tự nhiên

Nước không chỉ là một trong những nhân tố quyết định sự sống của con người, mà nó còn quyết định tất cả sự sống trên trái đất. Bao gồm từ các loài thực vật, động vật,… đến cả các yếu tố địa lý và môi trường.

Chính vì thế, khi nguồn nước bị ô nhiễm thì các sinh vật sinh sống trên trái đất đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Cây cỏ thì bị khô héo, các loài động vật bị nhiễm độc,… Đặc biệt là các sinh vật sống dưới nước sẽ là đối tượng chịu nhiều tác động nguy hiểm nhất.

Ngoài ta, nếu vi khuẩn có hại có trong nước mà không được qua quá trình xử lý. Nó có thể quay ngược trở lại tác động lên con người. Làm con người mắc các bệnh như tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt,…

Đối với xã hội

Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại rất lớn cho nền kinh tế. Bởi nó ảnh hưởng và gây ra những tốn kém về chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Theo đó, các biện pháp để xử lý nguồn nước ô nhiễm không hề đơn giản, mà cần có sự tham gia của các công nghệ hiện đại. 

3. Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước 

Nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người dân

Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên. Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ làm tác động rất nhỏ đến môi trường.

Tuy nhiên có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt đó là: Lượng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là chính một minh chứng. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển. 

20230913_BlIRwynZ.jpeg

Nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người dân

Vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. 

Sử dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước

Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước đó là có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.

Ngoài ra người dân nên sử dụng thêm máy lọc nước để có được nguồn nước đảm bảo nhất phục vụ cho sinh hoạt. Máy lọc hiện nay đều được tích hợp các công nghệ như công nghệ RO, Nano,... giúp luôn mang đến những nguồn nước đảm bảo vệ sinh nhất cho gia đình bạn.

Sử dụng máy lọc nước để có nguồn nước đảm bảo nhất

Sử dụng máy lọc nước để có nguồn nước đảm bảo nhất 

Xem ngay: Máy lọc nước thông minh Karofi K8IQ-2, 8 cấp lọc

 

Biện pháp đến từ nhà nước 

Đối với Nhà nước, để nâng cao hiệu quả kiểm soát xả thải môi trường nước thì cần phải tìm ra các giải pháp giảm thiểu trước mắt. Theo đó nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa những thiếu sót trong các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát xả thải môi trường nước. Từ đó, đòi hỏi từ phía Nhà nước ta cần tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng, cống rãnh thoát nước.

Đầu tư hạ tầng, cống thoát nước

Đầu tư hạ tầng, cống thoát nước 

Ngoài ra, cần kiểm tra công tác thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Cần phải xử lý nguồn nước thải đúng cách, phù hợp theo quy định. Các cấp chính quyền cần tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.

 

Nên đẩy mạnh việc khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách cải tiến công nghệ để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp chất thải chăn nuôi ra môi trường. Đồng thời cũng nên tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước, nâng cao các kiến thức về nước sạch cho người dân vùng sâu vùng xa nơi có nguồn nước chưa được đảm bảo.

 

Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước

 

Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước

Ngoài ra việc cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng các phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng những loại cây trồng kháng sâu bệnh tốt cũng là một biện pháp để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại, bảo vệ môi trường nước. 

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc “Ô nhiễm nước gây ra hậu quả gì đối với thế giới?” của Kỹ Sư Điện Máy. Hy vọng thông qua bài viết lần này, mọi người sẽ cùng nhau nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường sống, đặc biệt là nguồn nước chúng ta đang sử dụng.

Hiện nay, Kỹ Sư Điện Máy cũng đang cung cấp các sản phẩm máy lọc nước, giúp nâng cao chất lượng nguồn nước, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình bạn. Nếu các bạn quan tâm đến các sản phẩm này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Xem ngay: Nước sinh hoạt có uống được không?

                  99+ cách làm nước sạch phục vụ sinh hoạt hiệu quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sử dụng điều hòa Nagakawa cực CHI TIẾT

Dòng máy lạnh Nagakawa không còn quá xa lạ với nhiều hộ gia đình hiện nay. Trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi cách sử dụng điều hòa Nagakawa chi tiết nhất!
Đọc thêm

Hướng dẫn sử dụng điều hòa Fujitsu chi tiết và đơn giản nhất

Sử dụng điều hòa Fujitsu thế nào cho đúng cách và tiết kiệm điện năng nhất? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Kỹ sư điện máy để tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng điều hòa Fujitsu chi tiết nhất nhé!
Đọc thêm

Biểu tượng các chế độ điều hòa thông dụng NHẤT

Điều hòa có những chế độ thông dụng nào? Biểu tượng chế độ điều hòa hiểu như thế nào cho chính xác? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đọc thêm

Máy lạnh Funiki có tốt không? Liệu có nên lựa chọn không?

Điều hòa Funiki có tốt không? Chúng có những ưu điểm gì? Liệu có nên lựa chọn điều hòa Funiki? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Đọc thêm

Chế độ sleep của điều hòa là gì? Cách sử dụng chế độ sleep

Chế độ ngủ của điều hòa là gì? Chế độ sleep của điều hòa hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đọc thêm

[Giải đáp] Máy lạnh Midea có tốt không? Có nên mua không?

Điều hòa Midea của nước nào? Máy lạnh Midea có tốt không? Có nên mua không? Cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau nhé!
Đọc thêm

Máy lạnh Nagakawa có tốt không? Top 5 lý do nên mua điều hòa Nagakawa

Máy lạnh Nagakawa có tốt không? Có nên mua điều hòa Nagakawa không? Cùng tham khảo bài viết này nhé!
Đọc thêm
094 476 81 55