• country
  • Giờ làm việc: 8:00-18:00

Hotline: 094 476 81 55

Nguyên nhân sinh ra bụi vải? Cách khắc phục bụi vải bám trên quần áo nhanh chóng và hiệu quả

Giặt quần áo bằng máy giặt rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian vì vậy nó được nhiều gia đình lựa chọn thay cho giặt tay truyền thống. Tuy nhiên, sau một thời gian, quần áo  giặt bằng thiết bị này thường bị dính bụi vải, rất mất thẩm mỹ. Bài viết dưới đây, mời bạn cùng Kỹ sư điện máy tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi quần áo giặt máy bị dính bụi vải.

Nguyên nhân quần áo dính bụi vải khi giặt máy

Bộ lọc bám cặn

Bộ lọc là một trong những bộ phận chứa nhiều cặn bẩn nhất của một chiếc máy giặt quần áo. Vốn dĩ bộ phận này để chứa những cặn bẩn từ quần áo rơi ra, nhưng việc tích tụ lâu dần, những chất bẩn này sẽ quay trở lại lồng giặt và làm bẩn quần áo.

Nếu không vệ sinh bộ lọc thường xuyên, bạn sẽ vô tình khiến quần áo trở nên bẩn và cũ hơn.

Việc vệ sinh bộ lọc là hết sức quan trọng

Việc vệ sinh bộ lọc là hết sức quan trọng

Quần áo có lẫn khăn giấy bên trong

Nhiều người có thói quen để khăn giấy theo người để sử dụng khi cần thiết. Hoặc giấy đã sử dụng nhưng không có sọt rác đành để tạm trong túi áo hoặc túi quần rồi quên. Mặc dù đây là thói quen tốt, nhưng nếu bạn quên lấy khăn giấy ra khỏi túi trước khi tiến hành giặt giũ thì nó lại trở thành nguyên nhân khiến quần áo sau khi giặt bị dính vụn giấy, trông rất bẩn và cũ. Những vụn giấy này đã thấm nước nên sau khi bám vào quần áo sẽ trở nên rất chắc, rất khó để làm sạch. Đặc biệt đối với quần áo tối màu, vụn giấy sẽ làm giảm tính thẩm mỹ cho trang phục, khiến bạn trông lôi thôi, xấu xí hơn trong mắt mọi người.

Chỉ một chút quên lãng không xử lý trước khi giặt khiến bộ đồ trở nên rất mất thẩm mỹ

Chỉ một chút quên lãng không xử lý trước khi giặt khiến bộ đồ trở nên rất mất thẩm mỹ

Quần áo bị rụng lông

Quần áo sau một thời gian sử dụng sẽ thường xuyên bị xù lông hoặc rụng lông. Đặc biệt đối với quần áo có chất liệu len, cotton, dạ hay nỉ thì càng nhanh gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân dẫn tới quần áo bị xù lông là do các sợi vải bị xoắn lại với nhau, tạo thành hạt sợi vải bám chặt trên bề mặt vải. Khi giặt, vải bị ma sát và làm cho các hạt sợi này vón cục lại với nhau. Ngoài ra, nếu giặt sai cách như chà mạnh, kéo mạnh hay chọn chế độ giặt không phù hợp sẽ khiến sợi vải bung ra làm cho quần áo bị xù lông trầm trọng hơn

Quần áo bị xù lông nhìn cũ và rất mất thẩm mỹ

Quần áo bị xù lông nhìn cũ và rất mất thẩm mỹ

Lông thú cưng bám lên quần áo 

Đối với những ai yêu quý động vật và nuôi thú cưng thì hầu như không thể tránh khỏi tình trạng dính bụi lông trên quần áo. Lông thú nuôi dễ dàng bám lên bề mặt vải khi bạn ôm thú cưng, ngồi cùng ghế, đệm... Bởi bề mặt quần áo là những sợi vải đan xen với nhau, khi lông thú nuôi mắc kẹt vào khe hở giữa những những sợi vải này thì rất khó trong việc làm sạch.

Cách khắc phục quần áo dính bụi vải khi sử dụng máy giặt

Vệ sinh bộ lọc

Bộ lọc máy giặt rất cần nên được vệ sinh định kỳ hàng tháng, hàng quý. Nếu gia đình bạn sử dụng máy giặt hàng ngày thì nên vệ sinh ít nhất 2 - 3 lần/tháng để tránh các cặn bẩn bám lại vào quần áo khi giặt.

Các bước vệ sinh, bao gồm:

  • Tháo gỡ bộ lọc của máy giặt ra, lấy hết bụi bẩn trên tấm lọc và máy.
  • Xả hết nước có trong ống dẫn nước, có thể dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ màng lọc để làm sạch khu vực này.
  • Đặt màng lọc ở nơi thông gió cho khô, sau đó lắp chúng lại như bình thường.

Kiểm tra quần áo trước khi giặt

Trước khi cho quần áo vào máy giặt, bạn nên kiểm tra kỹ tất các các túi, đề phòng còn đồ dùng hay khăn giấy còn sót lại bên trong. Như vậy không những giúp bảo vệ tài sản của bạn, tăng tuổi thọ cho máy giặt mà còn giữ quần áo luôn được sạch và tiết kiệm thời gian.

Kiểm tra quần áo trước khi giặt vô cùng quan trọng

Kiểm tra quần áo trước khi giặt vô cùng quan trọng

Phân loại quần áo trước khi giặt

Quần áo với chất liệu khác nhau sẽ cần được giặt ở những chế độ khác nhau, đồng thời quần áo dễ phai màu cũng nên được giặt xả riêng. Do đó, trước khi giặt bạn nên phân loại đồ mới mua ra giặt riêng để biết đồ có dễ bị xù lông, giãn hay ra màu nhiều hay không. Nếu đồ dễ xù, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ hoặc giặt bằng tay. Nếu đồ dễ phai màu, nên bỏ thêm vào một chút muối khi giặt nhé.

Sử dụng túi giặt

Cách này có thể áp dụng nếu bạn không có nhiều thời gian giặt riêng hai loại quần áo dễ xù lông và đồ không xù lông. Chỉ cần cho một trong hai loại trên vào túi giặt dày, kéo khóa cẩn thận và chọn chế độ giặt như bình thường là được.

Nếu bạn không có nhiều thời gian giặt đồ có thể sử dụng túi giặt

Nếu bạn không có nhiều thời gian giặt đồ có thể sử dụng túi giặt

Làm sạch lồng giặt

Quần áo bị bung xơ, rụng lông sau khi giặt thường có lông bám vào lồng máy. Do đó, sau khi giặt xong bạn cũng nên vệ sinh lại lồng giặt máy giặt để những xơ vải này không bám vào quần áo ở những lần giặt kế tiếp. 

Cách vệ sinh lồng giặt:

  • Đối với máy giặt cửa trên, dùng nước ấm khoảng 40 - 50 độ C vào lồng giặt rồi cho thêm một thìa bột baking soda. Còn đối với máy giặt cửa ngang thì cho bột baking soda vào trước rồi mới cho nước ấm vào sau.
  • Khởi động chế độ giặt, giặt ngâm hoặc sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt nếu có. 
  • Xả hết nước trong máy, dùng khăn khô thấm nước còn đọng lại, rồi mở cửa máy để bên trong được ráo hết nước.

Sử dụng băng dính

Bạn có thể lấy một đoạn băng keo, xoay mặt dính ra ngoài rồi quấn xung quanh bàn tay, sau đó chấm nhẹ lên bề mặt vải để làm sạch lông động vật và xơ vải dính trên quần áo. Mặc dù cách này khá hiệu quả nhưng vì bề mặt băng keo nhỏ nên sẽ tốn rất nhiều thời gian và cũng cần sự tỉ mỉ, kiên trì. 

Sử dụng gang tay cao su

Bạn chỉ cần thấm một ít nước lên gang tay rồi xoa lên những chỗ bị lông bám, những sợi lông này sẽ gom lại với nhau, khi đó bạn chỉ việc gỡ bỏ chúng ra khỏi quần áo. Cách này dùng được trên bề mặt rộng nên cũng khá tiết kiệm thời gian.

Sử dụng miếng rửa bát

Mặt xốp của miếng rửa chén sẽ giúp bạn loại bỏ lông hay thậm chí là những sợi vải xù trên quần áo vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần chà nhanh phần mặt xốp này lên những vị trí cần làm sạch. Bởi vì bề mặt miếng rửa chén có nhiều lỗ nhỏ nên khi chà nhanh những sợi lông này đều dễ dàng bị mắc vào đó, không bị bám lên quần áo nữa.

Sử dụng cây lăn quần áo

Đây là một trong những cách được lựa chọn nhiều nhất bởi tính hữu dụng thật sự của nó. Cây lăn quần áo cũng hoạt động tương tự khi bạn dùng băng dính nhưng sử dụng tiện lợi hơn và có thể dùng được trên diện tích rộng hơn. Bạn chỉ cần bóc giấy bọc ra, dùng cây lăn để lăn qua những vị trí bị dính bụi vải trên bề mặt quần áo. Sau khi đã làm sạch lông trên đồ xong, bạn bóc bỏ phần giấy dính bụi vải trên cây lăn ra là có thể tiếp tục sử dụng.

Cây lăn quần áo được nhiều người tin dùng vì tính hiệu quả

Cây lăn quần áo được nhiều người tin dùng vì tính hiệu quả

Trên đây là những nguyên nhân quần áo dính bụi vải và những cách khắc phục hữu hiệu nhất. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tìm kiếm và tham khảo để giúp ích trong quá trình giặt sấy quần áo. 

Thông tin liên hệ:

ĐC: LK 545 DV12 khu dịch vụ Đào Đất Hàng Bè, Kiến Hưng, Hà Đông, TP.Hà Nội

Email : kysudienmay247@gmail.com

Website : kysudienmay.com

Youtube : kysudienmay


Xem thêm:

Công suất máy sấy quần áo Electrolux là bao nhiêu?

[Giải đáp] Tủ sấy quần áo có tốn điện không? Vì sao?

[Giải đáp] Tủ sấy quần áo Samsung có tốt không?

Review các loại máy sấy quần áo electrolux tốt nhất hiện nay

Top 3 máy sấy quần áo công nghiệp 50kg tốt nhất trên thị trường