• country
  • Giờ làm việc: 8:00-18:00

Hotline: 094 476 81 55

Những kinh nghiệm dùng máy sấy quần áo tiện ích mà bạn không nên bỏ qua

Máy sấy quần áo hiện nay không còn quá xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, sấy như thế nào để những bộ quần áo thơm phức, giữ được tuổi thọ lâu... thì chúng ta cũng cần lưu ý một vài điều cơ bản trước khi sử dụng.

Mời bạn cùng Kỹ Sư Điện Máy tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết những kinh nghiệm hay khi sử dụng sản phẩm này nhé!

Quy trình sử dụng máy sấy chi tiết nhất

Trước khi sử dụng máy sấy quần áo

Trước khi sử dụng máy sấy quần áo, bạn cần thực hiện một số bước và lưu ý các vấn đề sau để đạt được hiệu quả sấy tốt nhất và tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.

  • Đầu tiên, quần áo sau khi giặt sạch cần được vắt nước, tránh để sót lại nhiều nước bởi chúng có thể rớt xuống máy sấy và làm chập mạch điện của máy sấy. Nhiều loại máy giặt có kèm chế độ vắt nên bạn có thể yên tâm. 
Cần vắt quần áo trước khi cho vào sấy

Cần vắt quần áo trước khi cho vào sấy

  • Nên kiểm tra kỹ nhãn ghi trên các loại áo quần, xem loại quần áo đó có thích hợp dùng máy sấy hay không. Hoặc nếu có thể dùng được thì mức nhiệt sấy phù hợp là bao nhiêu. Tiếp đó, bạn cần phân loại quần áo sấy, sấy những quần áo cùng loại trong một lần.
Kiểm tra nhãn quần áo để biết chúng có phù hợp dùng máy sấy không?

Kiểm tra nhãn quần áo để biết chúng có phù hợp dùng máy sấy không?

  • Kiểm tra kỹ một lượt xem trong túi áo, quần còn sót lại đồ vật gì không, có bị dính bã kẹo cao su không… Nếu có bạn phải bỏ chúng ra ngoài hoặc phải xử lý vết dính để quần áo thật sạch sẽ.
  • Quần áo trước khi đưa vào máy sấy nên được giũ phẳng phiu một lượt, tránh xoắn rối, nhăn nhúm. 
  • Thêm vào đó, bạn nên cho một lượng đồ sấy vừa phải vào máy sấy quần áo. Nếu bỏ quá nhiều một lượt thì hiệu quả làm khô sẽ không được cao, đồng thời điều này còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.

Các bước sử dụng máy sấy quần áo

Sau khi đã hoàn tất bước chuẩn bị quần áo sấy đúng cách, bạn tiến hành sấy quần áo theo các bước như sau:

Bước 1: Cho quần áo cần sấy vào máy sấy.

Bước 2: Bật/ cắm công tắc điện để mở nguồn cho máy sấy.

Bước 3: Với các loại máy sấy khô quần áo hiện nay thường tích hợp nhiều chế độ sấy khác nhau như: sấy tự động, sấy quần áo mỏng, sấy đồ lót, sấy quần áo tổng hợp... Tùy theo nhu cầu và chất liệu quần áo cần sấy, bạn có thể lựa chọn chế độ sấy phù hợp.

Bước 4: Sau khi lựa chọn chế độ sấy phù hợp, bạn có thể chọn thêm các tùy chọn khác như hẹn giờ, giảm nhăn, sấy lặp lại...

Bước 5: Cuối cùng bạn nhấn nút Start để bắt đầu quá trình sấy. Có thể dùng Pause để tạm dừng quá trình.

Tuân thủ các bước sử dụng máy sấy giúp tăng hiệu quả sấy đồ và tuổi thọ cho máy

Tuân thủ các bước sử dụng máy sấy giúp tăng hiệu quả sấy đồ và tuổi thọ cho máy

Sau khi sấy xong quần áo

Sau khi máy sấy quần áo kết thúc quá trình sấy, bạn nên lấy quần áo ra luôn, sau đó để quần áo ở ngoài khoảng 3-5 phút rồi gấp gọn hoặc treo, cất vào tủ.

Máy sấy giúp việc giặt giũ của bạn trở nên thoải mái, thư giãn hơn

Máy sấy giúp việc giặt giũ của bạn trở nên thoải mái, thư giãn hơn

Một số lưu ý khi sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao và thấp

Khi sấy ở nhiệt độ cao

Bạn có thể sử dụng máy sấy quần áo ở nhiệt độ cao khi cần sấy quần áo được làm từ những loại vải dày cần nhiều thời gian sấy khô như khăn tắm, áo nỉ, đồ jean, áo dạ… 

Một kinh nghiệm hiệu quả bạn có thể áp dụng đó là đặt một chiếc khăn khô sạch vào lẫn với đồ cần sấy. Chiếc khăn khô này sẽ làm tăng khả năng hút nước trong quá trình sấy, từ đó làm giảm bớt thời gian sấy so với thông thường.

Khi sấy ở nhiệt độ thấp

Chế độ sấy này phù hợp đối với loại quần áo mỏng, có những ký hiệu trên nhãn là hình vuông, 1 vòng tròn và 1 chấm tròn bên trong. 

Ký hiệu quần áo mỏng cần sấy với nhiệt độ thấp được in trên nhãn mác

Ký hiệu quần áo mỏng cần sấy với nhiệt độ thấp được in trên nhãn mác

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng chế độ sấy ở nhiệt độ thấp này khoảng 3-5 phút để làm mới thêm quần áo đã khô, giúp quần áo ít nhăn và tăng độ mềm mại.

Một số lưu ý khác khi sử dụng máy sấy quần áo

Ngoài những lưu ý nêu trên, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Không nên cho những vật dụng như: vải len, tơ, lụa, nilon không thấm nước hoặc những món đồ có kích thước quá lớn như chăn dày, áo khoác, áo măng tô, áo lông cừu… vào máy sấy.
Không nên cho những chiếc áo quá dày và cồng kềnh vào máy sấy

Không nên cho những chiếc áo quá dày và cồng kềnh vào máy sấy

  • Nên vệ sinh máy sấy quần áo định kỳ 3-6 tháng một lần để loại bỏ hết các sợi bông, vải còn sót lại trong quá trình sấy đồ… Điều này sẽ giúp máy tăng thêm tuổi thọ, ít bị trục trặc và hiệu quả sấy cũng được cải thiện và nâng cao.
  • Chỉ nên cho lượng quần áo bằng 2/3 trọng lượng được khuyến cáo. Bỏ quá nhiều hoặc quá ít cũng đều làm tốn năng lượng, ảnh hưởng đến quá trình sấy và tuổi thọ của máy.
  • Nên sử dụng các loại giấy thơm quần áo trong quá trình sấy, để giúp vải mềm, thơm và giảm tĩnh điện hiệu quả.
Giấy thơm không những giúp làm thơm quần áo trong khi sấy mà còn giúp vải mềm, giảm tĩnh điện hiệu quả trong quá trình sấy

Giấy thơm không những giúp làm thơm quần áo trong khi sấy mà còn giúp vải mềm, giảm tĩnh điện hiệu quả trong quá trình sấy

  • Đối với những quần áo bị dính dầu mỡ, bạn cần vô cùng lưu ý xử lý vết bẩn sạch sẽ trước đi sấy, điều này khá quan trọng, bạn cần chắc chắn số quần áo bạn đem sấy đó sẽ không bị ám mùi cháy khét, rất nguy hiểm.

Trên đây, Kỹ sư điện máy đã chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng máy sấy quần áo chi tiết nhất và một số kinh nghiệm khi dùng máy sấy quần áo. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm:

Cách xử lý bụi vải trong máy giặt hiệu quả và nhanh chóng

So sánh tủ sấy và máy sấy quần áo chi tiết nhất 2023

5 tiêu chí so sánh máy sấy LG và Electrolux

Sự thật là máy sấy quần áo có diệt khuẩn không?

Top 3 máy sấy quần áo không cần ủi đáng mua nhất hiện nay

Vệ sinh máy sấy ngưng tụ Casper TD-80CGB như thế nào ?

Máy sấy quần áo kêu to sửa như thế nào?